Tham khảo Nguyễn_Hữu_Hào_(tướng)

  1. Hoàng Tiến là phó tướng của Dương Ngạn Địch. Sau khi ám hại xong chủ tướng (1688), liền tự xưng là Phấn dũng hổ oai tướng quân, dời đồn sang Nan Khê (Nay là sông Vàm Nao), thủ hiểm đắp lũy, đúc đại bác, đóng chiến thuyền, thả quân đi cướp bóc tứ tung. Vua chính nước Chân Lạp là Nặc Thu oán giận, tưởng là chúa Nguyễn ngầm xui để lấy cớ xâm chiếm nước, bèn mưu với bề tôi là Óc Nha Cống Sa bỏ việc triều cống và đắp 3 lũy, ngăn cửa sông, làm kế cố thủ... Vua thứ nhì Chân Lạp là Nặc Nộn (đang đóng ở Sài Gòn), cấp báo đến dinh Trấn Biên. Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) nổi giận, bèn cử tướng Mai Vạn Long giả hiệp quân cùng Tiến đi đánh dẹp Nặc Thu, nhưng kỳ thực cũng để hạ Hoàng Tiến. Tháng giêng năm 1689, Mai Vạn Long kéo quân đến cửa biển Mỹ Tho, đóng ở Rạch Gầm, dùng mẹo đánh lừa Hoàng Tiến đến hội Phục và giết chết viên phó tướng này.
  2. Theo Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất, Việt Nam lịch sử giáo trình của Đào Duy Anh (dẫn lại theo Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên quyển 3, Sài Gòn, 1959, tr. 302-303), Lương Văn Lựu (Biên Hòa sử lược quyển 2, Sài Gòn 1973, tr.232-233) và Nguyễn Đình Đầu tại [liên kết hỏng]
  3. Năm 1699, em ông Nguyễn Hữu Hào là Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh dẫn quân vào Gia Định, rồi vào tận An Giang. Nhiệm vụ bình Chân Lạp, mở mang bờ cõi phía Nam nước Việt mới được hoàn thành.
  4. Dẫn lại theo Từ điển văn học bộ mới, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1153
  5. Truyện Song Tinh, nhà xuất bản Bốn Phương, Sài Gòn, 1962, gồm 2216 câu.
  6. Truyện Song Tinh, NXb Văn học, Hà Nội 1987. Bản này gồm 2396 câu thơ lục bát (còn thiếu đoạn cuối), có xen vài bài Đường luật, thư và văn tế bằng biền văn.
  7. Từ điển văn học (bộ mới), sách đã dẫn, tr.1153 và Hợp tuyển thơ văn Việt Nam quyển 3, Huỳnh Lý chủ biên, Nhà xuất bản Văn học, 1978, tr. 53.
  8. Ốc nha: Một chức cận thần của vua Chân Lạp.
  9. Phần giai thoại lược kể theo Hoàng Tuấn Phổ, Thanh Hóa - Nghìn xưa lưu dấu, Nhà xuất bản Trẻ, 2008, tr. 129.